Kềm hay khoan là thiết bị cầm tay được sử dụng nhiều nhất trong bộ đồ dùng gia đình
Chào bạn , có phải bạn đang gặp vấn đề với các thiết bị gia dụng tại nhà bạn như như bóng đèn bị hư, ống nước bị rò rĩ ... vào lúc này nếu không có những thiết bị như kềm , cờ lê mỏ lết thì thật bất tiện . Ngoài hỗ trợ các công việc trong cơ khí và sản xuất , thiết bị cầm tay còn giúp sửa chữa trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày của chúng ta thuận tiện hơn. Thiết bị cầm tay có thiết kế đơn giản nhưng rất tiện ích. Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều cần đến những thiết bị này phải không nào. Sau đây là một số thiết bị cần thiết cho mỗi gia đình , bạn xem có đúng không nhé
Kềm
Trong các thiết bị cầm tay thì kềm là một trong những dụng cụ được sử dụng rộng rãi với những công dụng năng đặc trưng khác nhau. Nó có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng . Trước khi chọn cho mình một cây kềm để phục vụ công việc thì bạn nên xác định được việc của bạn muốn thực hiện là như thế nào để có thể chọn đúng loại cần thiết.
a) Kềm cắt chéo
Được dùng cho ngành điện, điện tử, viễn thông, xây dựng, làm đồ nhựa, làm đồ da thuộc, làm đồ thủ công (handmade) hoặc dùng để cắt, kẹp, tuốt vỏ dây điện, dây cáp có vỏ bọc, dây cứng không vỏ bọc, cắt nhựa, cắt da thuộc.
b) Kềm mỏ nhọn :
Được dùng trong các công việc lắp ráp, đưa các vật nhỏ vào vị trí hẹp, gắp các vật nhỏ hoặc có thể dùng kẹp, gắp các vật nhỏ, uốn cong các loại dây, kẹp các đồ trang sức, cắt dây.
c) Kềm cua
Hay dùng để cắt các đầu dây bị dư ra khỏi, đầu đinh ri-vê, các đầu dây dư ra trong 1 cái lỗ.
d) Kềm điện
Một loại rất phổ biến vì sự đa dụng của nó. Nó có thể kẹp, cắt, xoắn, bẻ, tuốt các loại dây khác nhau.
e) Kềm cắt cộng lực
Được dùng để cắt các loại dây cứng với đường kính lớn
f) Kềm bấm lỗ
Hay dùng để bấm dây nịt/thắt lưng, dây đồng hồ da, bấm sổ sách, áo da, túi da…
Cờ lê, mỏ lết
Cờ lê, mỏ lết là 2 thiết bị cầm tay cụ thông dụng nhất và chúng thường đi chung với nhau. Cờ lê thì không chỉnh được size ngàm, mỏ lết thì chỉnh được size khi sử dụng. Cờ lê chia thành nhiều loại: vòng miệng, hai đầu miệng, hai đầu vòng, inox, đuôi chuột. đóng, tròng đóng, miệng đóng, chữ Z, bánh cóc, tự động. Ống điếu, tay cân lực, đầu rời. hệ mét, hệ inch, hình sao, mở ống.
Chọn kích cỡ mỏ lết, cờ lê phù hợp. Để tránh việc làm biến dạng đai ốc và gây tổn thương cho bản thân bạn thì bạn nên chọn cỡ mỏ lết phủ hợp với đai ốc cần vặn siết. Hãy chú ý đến thông số kỹ thuật của mỏ lết để biết được khả năng của mỏ lết có thể đáp ứng được cỡ của đai ốc. Ngoài ra, khi sử dụng mỏ lết bạn nên lưu ý là phải xoay con ốc điều chỉnh cỡ ngàm để 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc và sau đó hãy tiến hành gia lực (vặn, siết). Với 2 điều này đã giúp bạn không bị trượt mỏ lết khi sử dụng và cũng phòng ngừa tay của bạn bị bầm tím do va chạm khi bị trượt.
Máy khoan - Máy mài
Máy khoan là một thiết bị cầm tay với một đầu mũi khoan dùng để khoan lỗ trên bề mặt vật liệu khác nhau. Thường dùng cho nghề mộc và kim khí . Đuôi mũi khoan được cặp vào đầu máy khoan và nó được ấn vào mục tiêu và xoay tròn. Đầu mũi khoan thực hiện việc cắt bằng các vật liệu từng lát mỏng.
a) Phân loại máy khoan
Có rất nhiều loại máy khoan và với công dụng ,cấu tạo khác nhau , người ta chia ra một số loại khoan chính như sau
- Máy khoan cầm tay
- Máy khoan cần
- Máy khoan bàn
- Máy khoan đứng
- Máy khoan nhiều đầu
- Máy khoan lỗ sâu (nòng súng)
b) Một số máy đa chức năng: (khoan phay)
Còn nếu chia theo nguồn động lực thì người ra chia ra
- Máy khoan khí nén
- Máy khoan điện
- Máy khoan thủy lực
b) Cấu tạo và công dụng
- Máy khoan bàn: dùng để chỉ dòng máy khoan công nghiệp có thiết kế dạng trụ đứng, với cấu trúc và đặc điểm như sau : nó được trang bị động cơ vận hành với motor sử dụng điện gắn ngay trên đỉnh đầu của trụ đứng, thân trụ có kết cấu là vật liệu sắt, thép hoặc hợp kim nun nấu thành khối tròn được si mạ bóng, và một chân đế bằng sắt có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông giúp giữ máy có thể đứng thẳng trên bề mặt phẳng.
Máy khoan bàn có chức năng chính là chuyên dùng để khoan lỗ trên các vật liệu cứng như: Sắt, Thép, Nhôm... và các vật liệu hỗn hợp khác. Ngoài ra một số dòng máy khoan bàn khác còn có khả năng taro hoặc cắt, và được chia làm nhiều trường phái như: máy khoan bàn tự động, máy khoan bàn bán tự động
Với những ưu điểm rất lớn như:
+ Ăn phôi tự động, công nhân không cần phải dùng tay để kéo mũi khoan, bước tiến ăn phôi đều và chính xác hơn.
+ Cho phép thiết lập trước độ sâu cần khoan thông qua ngưỡng hành trình.
+ Động cơ lồng sóc, truyền động thông qua Puley hoặc hộp số.
+ Một công nhân có thể đứng nhiều máy giúp tiết kiệm nhân công.
Chính vì vậy mà thiết bị cầm tay này rất dược ưa chuộng trong các công ty sản xuất hàng khối, số lượng lớn
- Máy mài 2 đá : Máy mài có tốc độ quay của máy rất nhanh có thể đạt tới 50m/giây, khi mài sẽ phát sinh nhiều bụi. Ngoài ra, đá mài được chế tạo bằng các loại hạt vật liệu cứng, rất nhỏ, được ép dính lại với nhau bằng các chất kết dính, sức bền nén của đá rất tốt, nhưng sức bền kéo lại quá yếu nên dễ bị vỡ, đá mài không chịu được rung động và tải trong va đập, độ ẩm và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ bền của đá. Những thiết bị cầm tay an toàn và vệ sinh trên máy mài gồm: hộp che đá; bệ tỳ, kính chắn bụi, thiết bị hút bụi.
Khi sử dụng máy mài bạn cần lưu ý như sau:
- Luôn luôn phải đeo kính bảo hộ khi sử dụng máy mài đá này và kiểm tra đá mài trước khi gắn đá và sử dụng đá.
- Hạn chế việc sử dụng tốc độ mài tối đa – lời khuyên của chuyên gia chỉ nên sử dụng 70% công suất của máy.
- Tuyệt đối không được điều chỉnh hoặc gắn phôi khi máy đang còn hoạt động. Tỷ lệ gây mất an toàn do hành động này chiếm đến 70%
- Phải luôn sử dụng tấm chắn bảo vệ 2 đá mài. Điều này sẽ tránh rủi ro khi đá văng vào mặt hoặc các miếng kim loại tóe lửa.
- Các vật liệu cần mài nên giữ khoảng cách phù hợp từ 2 đá mài